Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn
Cách nào để công đoàn luôn dám đứng về phía người lao động?
Những ngày gần đây, cộng đồng giáo viên cả nước đang xôn xao vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Tân (1973) hiện là giáo viên Trường Tiểu học Lý Tự Trọng thành phố Buôn Ma Thuột – 110 Nơ Trang Gưh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lăk đã có đơn gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lăk, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Buôn Ma Thuột để xin ra khỏi tổ chức Công đoàn với lý do không được Công đoàn trường bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng mà cứ theo cấp trên làm khó.
Đó là môt thực tế buồn đang hiển hiện trước mắt. Bởi vai trò của tổ chức công đoàn trong nhà trường hiện nay đang đi ngược với mục tiêu “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động” để chạy theo bảo vệ quyền, lợi ích cho Ban giám hiệu nhà trường.
Theo lời tâm sự của cô Tân ở Đắk Lăk, cô đã bị Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột điều chuyển sai nguyên tắc, bị chính hiệu trưởng nhà trường nơi cô giảng dạy trù dập (trong 6 năm liền) bằng việc không xếp loại (hoặc xếp loại trung bình) trong thi đua chỉ vì dám đấu tranh.
Thế nhưng, Công đoàn Trường Tiểu học Lý Tự Trọng không bảo vệ cô mà còn gây khó dễ trong công tác chuyên môn khiến cuộc sống của cô vốn khốn khổ lại càng thêm điêu đứng.
Đây không phải là trường hợp duy nhất giáo viên bức xúc viết đơn xin ra khỏi tổ chức công đoàn.
Công đoàn được biết là nơi bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Ảnh minh họa.
Lý do nào xảy ra tình trạng buồn như thế?
Về nguyên tắc, hiệu trưởng không chỉ đạo được công đoàn nhưng Bí thư lại chỉ đạo được. Bí thư Chi bộ nhà trường phải đến 99% là hiệu trưởng.
Bởi thế, khi bầu Chủ tịch công đoàn, các Bí thư Chi bộ đã nhắm người “dễ bảo, dễ sai và phe mình”. Thế nên công đoàn luôn bảo vệ hiệu trưởng là đương nhiên.
Phần nữa, dù là Chủ tịch công đoàn thì cũng chỉ được giảm trừ 3-4 tiết/tuần, mọi vấn đề khác cũng như một giáo viên bình thường.
Họ vẫn phải nịnh Ban giám hiệu để không bị làm khó trong công tác giảng dạy.
Đâu chỉ có thế, được lòng Ban giám hiệu còn được phân khối dạy vừa ý, lớp ngon (cả nghĩa đen và nghĩa bóng).
Chủ tịch công đoàn đang phải lo cho chính bản thân mình thì sao lại dám làm phật lòng ai?
Để công đoàn đứng về phía người lao động
Có được điều này khi và chỉ khi giáo viên nhà trường được quyền quyết định bầu ai làm công đoàn mà không bị cấp trên định hướng.
Bản thân người làm Chủ tịch công đoàn phải giỏi chuyên môn để không phải lo cho bản thân mình.
Đồng thời phải là người ngay thẳng, ghét thói a dua, xu nịnh, dám đấu tranh với những điều sai trái và chấp nhận sự hy sinh quyền lợi của mình.
Nếu thế, Chủ tịch công đoàn cần được giảm trừ ít nhất ½ tổng số tiết dạy, được biên chế vào tổ văn phòng như Ban giám hiệu và không phải thực hiện những nhiệm vụ của người giáo viên như phải dạy hội giảng, dự giờ, dạy kiểm tra chuyên đề, tay nghề, dạy dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi hàng năm…
Có thế, họ sẽ không bị những “nỗi sợ” đánh giá, xếp loại cột vào đầu.
Lúc đó, Chủ tịch mới đủ can đảm và dũng khí đứng về phía công đoàn viên và bảo vệ họ mà không sợ bản thân mình cũng bị trù dập.
Nguồn giaoduc.net.vn
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 16:03 13/02/2019
Số lượt xem: 2414
- Tranh cãi điều kiện tuyển sinh đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5m trở lên (13/02/19)
- Những cách hiệu quả để học sinh vượt qua tâm lý 'ngán học, thích chơi' sau Tết. (12/02/19)
- 5 cách giúp giáo viên không bị căng thẳng và kiệt sức (12/02/19)
- Giáo viên xuất sắc ở Sài Gòn được thưởng Tết đến 40 triệu đồng (30/01/19)
- Phải làm gì khi học sinh phớt lờ mệnh lệnh của bạn (30/01/19)
Các ý kiến mới nhất