Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

5 cách giúp giáo viên không bị căng thẳng và kiệt sức

Công việc của tôi rất dễ dàng!” Đã bao giờ bạn nghe thấy câu nói đó thoát ra từ cửa miệng của một giáo viên? Đương nhiên là không, chắc chắn là không, dĩ nhiên là không! Không, không bao giờ!

Bạn cũng đã nghe câu ngạn ngữ “Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh” nhưng đã có ai từng nói với bạn một cách chính xác, bạn phải làm như thế nào chưa? Chắc hẳn là chưa! Là một giáo viên, bạn bị chìm ngập trong đống giấy tờ sổ sách, các kế hoạch bài học, các công việc hành chính, liên hệ với phụ huynh và rất nhiều nhiệm vụ có tên và không tên khác. Làm thế nào bạn có thể hoàn thành nhiều công việc hơn mà tốn ít thời gian hơn?

2019-02-12_090841_500

Dưới đây là năm cách để làm việc tốt hơn mà không bị phát điên và kiệt sức:

1. Bắt đầu một ngày của bạn với một khoảng dừng

Hãy suy nghĩ về những gì cần phải được thực hiện và viết nó ra. Một danh sách những việc cần làm có thể mang đến cho bạn nguồn động lực, giữ cho bạn luôn tập trung vào nhiệm vụ và có được cảm giác hài lòng mỗi khi một mục được đánh dấu hoàn thành. Một kế hoạch bằng văn bản dài dòng và chi tiết có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm vào lúc đó. Một kế hoạch cho những việc cấp bách cần làm ngay khiến bạn tưởng như mình rất có kế hoạch, nhưng thực sự là không. Nghiêm túc mà nói, có bao nhiêu điều xảy ra trong một ngày rơi vào những trường hợp khẩn cấp thực sự phải được thực hiện ngay lập tức? Tôi đã thấy một giáo viên đã treo một tấm biển treo trong phòng làm việc: “Đôi khi một việc là cấp bách đối với bạn nhưng chưa chắc đã là cấp bách đối với tôi”

2. Từ bỏ quyền kiểm soát

Đây là một khó khăn cho chúng ta, những giáo viên hoản hảo. Nếu bạn có thể ủy thác hoặc giao phó cho ai đó, một việc gì đó, hãy làm nó. Hãy tự hỏi mình, liệu rằng có thật sự là không ai có thể hoàn thành nhiệm vụ này tốt như bạn? Sự cầu toàn có thể bắt nguồn từ chính nỗi sợ thất bại hoặc nghiện những lời khen ngợi. Hãy ngồi yên lặng và suy nghĩ về điều này trong một phút và đưa nó ra khỏi bóng tối.

3. Làm việc bạn muốn làm, không phải những gì bạn bắt buộc phải làm

Khi thời gian trôi qua, bạn chìm đắm, mải mê với một nhiệm vụ quan trọng. Hãy đặt các giấy tờ cần được phân loại sang một bên và làm việc trên những gì bạn cảm thấy yêu thích. Thế còn những ý tưởng mà bạn muốn trình bày với hiệu trưởng mà bạn dự định thì sao? Hãy viết nó ra, đặt một cuộc hẹn để trình bày ý tưởng của bạn. Khi bạn không nói ra, bạn mong muốn điều gì, hiệu trưởng sẽ gặp khó khăn để sắp xếp cho bạn những công việc phù hợp với sở thích, thế mạnh mà bạn đang có.

4. Đối phó với những bài kiểm tra nhàm chán và công việc chấm điểm

Tạo ra những bài học thú vị thu hút học sinh của bạn mà không cần thiết phải cắm đầu vào đống bài kiểm tra. Điều chỉnh các bài học hàng năm và cho phép học sinh được quyền lựa chọn. Hãy thiết kế một bài học, lựa chọn các bài tập mà không phải chấm điểm quá nhiều, hãy cho phép học sinh thể hiện mức độ hiểu bài và nắm kiến thức bằng nhiều cách khác nhau như cách tạo ra một bài hát, thiết kế một poster hay các bài thuyết trình trước lớp…

5. Xem xét dựa trên các dữ liệu về kết quả học tập

Có thể bạn vẫn cảm thấy lo lắng rằng, làm như vậy có gì không ổn, và việc sử dụng những lời khuyên và kỹ thuật có thể khiến khả năng giảng dạy của bạn bị tuột dốc và ảnh hưởng đến học sinh. Hãy theo dõi hiệu quả của những gì bạn đang làm, hãy sử dụng các đánh giá trước và sau để đo lường hiệu quả của việc học. Tạo một google form và hỏi học sinh những bài học nào chúng thích và không thích và tại sao. Hỏi học sinh xem điều gì làm cho việc học trở nên thú vị, và tin tôi đi, học sinh sẽ cảm thấy rất vui khi được chia sẻ.

Chúng ta có thể làm điều này, các thầy cô giáo yêu quý của tôi. Tôi biết những áp lực mà thầy cô đang gặp phải là có thật, và chúng ta đang làm một nghề luôn đứng sau ánh hào quang, dành thời gian để lùi lại và tận hưởng phía sau ánh đèn sân khấu. Nhưng chúng ta đang góp phần thay đổi thế giới theo một cách tốt hơn.

Bài viết này được viết bởi Carol Caruso – một nhà giáo dục tâm huyết với 26 năm kinh nghiệm, một người vợ, người mẹ và là một cố vấn trong trường học. Cô thích sự yên bình mà cô cảm thấy trong thời gian cầu nguyện và thiền định, đặc biệt là những khoảnh khắc được sống trong sự tĩnh lặng của tâm linh.

Nguồn taogiaoduc.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:15 12/02/2019
Số lượt xem: 1908
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến