Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn
10 điều giáo viên muốn học sinh biết về bản thân mình
Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã từng tưởng tượng các thầy cô giáo của mình là một “siêu nhân” trong trường học. Qua đôi mắt ngây thơ của một đứa trẻ, tôi vẫn nghĩ thầy cô dường như tách khỏi các mối quan hệ gia đình, nhà cửa và các mối quan hệ ngoài trường học. Điều này chắc vẫn còn đúng với những học sinh ngày nay. Hầu hết giáo viên chúng ta đều biết cách tạo ra mối liên kết độc đáo với học sinh. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta ước rằng học sinh có thể thực sự hiểu về các thầy cô giáo giống như một người bình thường.
Sẽ rất tuyệt với nếu học sinh biết được rằng:
1. Giáo viên đã thức đến 2 giờ sáng để chuẩn bị cho bài học ngày mai
Học sinh sẽ không tham gia vào các hoạt động học tập, sẽ không cố gắng và nỗ lực nếu như chúng không cảm thấy tiết học có sự hấp dẫn. Muốn có được điều này mỗi giáo viên phải làm việc nhiều hơn, đi ngủ muộn hơn, phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều nhưng lại không được trả thêm thù lao. Cuốn sách giáo khoa mà giáo viên có không đủ sức khiến học sinh cảm thấy hấp dẫn và lôi cuốn. Các Giáo viên phải làm việc đêm ngày, phải đọc blog về kinh nghiệm dạy học, mua thêm các đồ dùng học tập, tìm kiếm thêm các tư liệu có giá trị,… Và tôi muốn học sinh của tôi biết được điều đó.
2. Các giáo viên phải làm một công việc khác để có thể tiếp tục công việc giảng dạy
Học sinh biết rằng các giáo viên được trả lương để làm công việc dạy học, nhưng hầu hết học sinh không biết rằng đồng lương mà các thầy cô nhận được không đủ sống. Nhiều giáo viên phải vật lộn đấu tranh để có thể chi trả các hóa đơn hàng tháng, nuôi sống gia đình và duy trì công việc. Một cách hiển nhiên, giáo viên phải làm thêm một công việc khác ngoài dạy học. Tuy nhiên, khi học sinh hoặc bất kì ai đó thấy giáo viên làm một công việc khác, họ đều cho rằng, đó là điều kỳ lạ. Trong khi rất nhiều giáo viên đã thay đổi nghề nghiệp (hoặc nghĩ về điều đó), thì đa số giáo viên sẽ chọn cách làm một công việc làm thêm vào buổi tối hoặc vào cuối tuần hay trong kì nghỉ hè. Tất cả chỉ để có thể tiếp tục công việc giảng dạy. Tôi muốn học sinh và cả phụ huynh biết được điều đó.
3. Tôi thực sự muốn làm những điều thú vị với học sinh và thực sự MUỐN nếu học sinh biết cách cư xử.
Đôi khi, học sinh đòi hỏi tôi phải dễ tính, phải hài hước, phải làm những điều thú vị. Nhưng trong lớp chúng lại nói chuyện, sử dụng điện thoại, không tham gia vào hoạt động, làm bài tập một cách đối phó khiến giáo viên phải dành một nửa thời gian để sửa chữa… Giá như học sinh nhận ra được điều đó, có lẽ tiết học thì lớp học sẽ vui biết chừng nào! Phải mất rất nhiều thời gian cho sự trưởng thành để một lớp học nhận ra rằng kẻ thù tồi tệ nhất của học sinh chính là bản thân chúng. Tôi muốn nói với học sinh rằng, bằng cách tuân theo các nội quy, quy tắc và làm theo sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh sẽ học được nhiều điều thú vị và còn được tận hưởng cả sự vui vẻ, thoải mái.
4. Tôi phải đi vệ sinh trong tình trạng tồi tệ
Học sinh thường quá tập trung vào bản thân chúng, vì thế chúng không nhận ra rằng để có được sự thoải mái của chúng, giáo viên đã phải hi sinh đi rất nhiều thứ bao gồm cả nếp sinh hoạt cá nhân. Một bữa trưa của giáo viên chỉ có 25 phút (nếu may mắn). Giáo viên chỉ có 4 phút để đi từ phòng giáo viên đến phòng học ở phía bên kia của tòa nhà trong khuôn viên trường. Giáo viên cũng không được sử dụng nhà vệ sinh trong giờ học (vì sao thì bạn biết rồi). Một kịch bản đau khổ lặp đi lặp lại của giáo viên sẽ là, khi giáo viên nói nhiều hoặc quá mệt mỏi, giáo viên sẽ uống nước, cho đến khi tiết học kết thúc, họ lại tiếp tục với một lớp học khác. Nếu có khoảng thời gian ngắn ngủi trong giờ ra chơi họ lại phải chuẩn bị đồ dùng cho tiết học tiếp theo,… và họ lại trì hoãn việc đi vệ sinh cho đến buổi trưa hoặc cuối ngày. Cứ như vậy, các giáo viên phải sống chung với “nỗi niềm riêng” của mình mà học sinh không hề hay biết.
5. Giáo viên làm mọi việc đều có lí do riêng
Khi là giáo viên chúng ta thường không thừa nhận lỗi sai và thất bại trước học sinh. Một số giáo viên không thích trường học. Một số người trong chúng tôi đã từng thất bại. Một số người trong chúng ta đã phải đến văn phòng của hiệu trưởng. Chúng tôi không muốn học sinh của mình biết những điều này, nhưng chúng tôi muốn học sinh hiểu rằng CHÚNG TÔI HIỂU. Và đó có thể là lý do tại sao chúng tôi làm những gì chúng tôi đang làm, để giúp học sinh thành công theo những cách mà chúng tôi đã làm.
6. Giáo viên cứng rắn với học sinh vì tôi biết học sinh có khả năng.
Học sinh có thể nghĩ rằng giáo viên đang trù dập chúng, đang đày đọa hay hành hạ người học hay đơn giản là trả thù sự không quan tâm của phụ huynh, đáp trả lại những áp lực của trường học. Nhưng lý do thực sự khiến chúng tôi đặt ra những yêu cầu cao là vì chúng tôi biết và hiểu về người học – chúng tôi muốn thử thách học sinh, muốn học sinh đạt được những thành công cao hơn nữa. Sự dễ dãi và hời hợt là điều đơn giản với giáo viên, nhưng nó sẽ lừa dối học sinh về thành công của chúng.
7. Giáo viên ghét những thử nghiệm
Học sinh của tôi rất sợ các thử nghiệm trong giáo dục. Đôi khi học sinh cho rằng giáo viên là tác giả của chính những thử nghiệm đó. Giáo viên biết rằng đổi mới, cải cách hay những sáng tạo là điều cần thiết nhưng một khi nó gây khó khăn cho học tập và giảng dạy thì đó không phải hoàn toàn là lỗi của giáo viên. Chúng tôi biết rằng kiến thức của học sinh nhiều khi không thể được đo bằng một bài kiểm tra. Không biết đến khi nào các nhà quản lí giáo dục mới thấu hiểu và lắng nghe?
8. Giáo viên cũng thích sự vui nhộn
Học sinh thường xuyên nói những điều ngớ ngẩn? Là giáo viên, chúng tôi phải thể hiện “hình mẫu” trước học sinh. Nhưng chúng tôi thực sự thích sự hài hước của học sinh và chúng tôi cũng rất thích cười to, nhưng chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi không thể làm như vậy. Thỉnh thoảng, học sinh cười quá nhiều khiến tôi phải bực mình và phát cáu. Nhưng tôi muốn nói với học sinh rằng việc học sinh nói chuyện hay cười đùa trong lớp không phải vấn đề quá ghê gớm và có thể chấp nhận được.
9. Giáo viên thích nhìn thấy học sinh tương tác với bạn bè
Vâng, giáo viên có thể cằn nhằn học sinh vì đã nói chuyện, và đôi khi là mắng mỏ vì mất trật tự, nhưng giáo viên vẫn thầm thích khi nhìn thấy học sinh của mình hòa đồng. Giáo viên biết rằng học cách phát triển mối quan hệ xã hội, tình bạn cũng quan trọng như học các môn học thuật vậy. Giáo viên rất thích nhìn thấy một đứa trẻ nhút nhát dám vượt qua giới hạn của bản thân để kết bạn với một bạn khác trong lớp. Một học sinh dám vượt qua sự sợ hãi để đứng lên tố cáo hành vi bắt nạt, hoặc một đứa trẻ dám xung phong làm lãnh đạo trong các hoạt động cộng đồng… Vâng, với giáo viên, dạy học mới chỉ là một phần của công việc.
10. Chúng tôi thực sự yêu học sinh!
Có lẽ đây là điều mà chúng tôi có thể nói với học sinh một cách thẳng thắn. Rằng chúng tôi thực sự quan tâm đến học sinh, và chúng tôi chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng. Rằng chúng tôi ở đó, làm công việc đó vì học sinh và chúng tôi luôn giúp học sinh phát hut tối đa mọi tiềm năng. Một số học sinh gặp khó khăn và cần nhiều sự hỗ trợ hơn những học sinh khác, nhưng là giáo viên, chúng tôi biết rằng TẤT CẢ học sinh đều xứng đáng được yêu thương, hướng dẫn và hỗ trợ.
Nguồn https://taogiaoduc.vn/10-dieu-giao-vien-muon-hoc-sinh-biet-ve-ban-minh/
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 15:20 14/02/2019
Số lượt xem: 2425
- Dành cho giáo viên trẻ: Tại sao học sinh vẫn không yêu quý em? (14/02/19)
- Tại sao bạn không nên quá cố gắng để trở thành một giáo viên được yêu thích (14/02/19)
- Giáo viên - nghề lao động trí óc căng thẳng (14/02/19)
- Cách nào để công đoàn luôn dám đứng về phía người lao động? (13/02/19)
- Tranh cãi điều kiện tuyển sinh đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5m trở lên (13/02/19)
Các ý kiến mới nhất