Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn
Trường đại học cấm sinh viên nói xấu trường, giảng viên trên mạng xã hội
Trường Đại học Tài Chính – Marketing Thành phố Hồ Chí Minh nghiêm cấm sinh viên dùng mạng xã hội, diễn đàn để nói xấu nhà trường, giảng viên.
Việc này nhằm giúp sinh viên nâng cao ý thức bản thân, trách nhiệm với cộng đồng, định hướng các mối quan hệ theo tính nhân văn, nâng cao khả năng thích ứng đối với xã hội.
Đây cũng là cơ sở để giám sát người học trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, những quy chế và quy định mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Tại phần 1 của điều 6 thuộc bộ quy tắc ứng xử, nhà trường nghiêm cấm sinh viên sử dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, diễn đàn mạng để đăng tin, bình luận không mang tính xây dựng với nhà trường, phán xét và nhận định không đúng sự thật theo chiều hướng tiêu cực đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường.
Theo đại diện Trường Đại học Tài Chính – Marketing Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc nhà trường đưa ra các quy tắc này, nhằm giúp định hướng cho người học có các ứng xử đúng đắn, xây dựng nên văn hóa của nhà trường.
Trước khi ban hành bộ quy tắc này, trường cũng đã lấy ý kiến của các tổ chức, sinh viên trong trường, và nhận được sự đồng thuận cao.
Việc này còn dựa trên các quy chế trong công tác sinh viên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, nhằm đẩy mạng việc xây dựng một môi trường văn hóa trong học đường.
Trường Đại học Tài Chính – Marketing Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều kênh khác nhau để cho sinh viên góp ý, như hộp thư ở trường, góp ý tại các hội nghị giữa trường và sinh viên, góp ý ở các tổ chức, đoàn thể…chứ không nhất thiết phải lên mạng xã hội để nói xấu nhau.
Đây là ngôi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc sự quản lý của Bộ Tài Chính. Mới đây, Thủ tướng cũng vừa quyết định sát nhập Trường Cao đẳng Tài chính Hải Quan vào trường này.
Theo giaoduc.net.vn
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:21 02/11/2018
Số lượt xem: 2201
- Sửa luật, đào tạo lại hơn 80.000 giáo viên (02/11/18)
- Sẽ bổ sung hơn 20.000 biên chế ngành giáo dục (01/11/18)
- 7 chiến thuật giúp chấm điểm dễ dàng hơn (31/10/18)
- Nỗi khổ của giáo viên khi bị ép học nâng ngạch (31/10/18)
- Lời khuyên dành cho giáo viên lịch sử (23/10/18)
Các ý kiến mới nhất