Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Quan điểm của một cá nhân về chương trình phổ thông mới

Mới xem qua một chút về chương trình phổ thông mới, có mấy nhận xét sau.

Về phần Toán THCS, chắc chắn không có chuyện giảm tải bởi ngoài 2 phân môn Hình học và Đại số (vẫn giữ nguyên kiến thức cũ) thì chương trình còn thêm cả phân môn Xác suất thống kê và các Hoạt động trải nghiệm. Hiện tại SGK chỉ có 1 chương Thống kê trong phần lớp 7, vì vậy SGK mới chắc chắn sẽ đòi hỏi tất cả các giáo viên Toán sẽ phải đi học khá nhiều về môn học mới này.

Không chắc việc tách riêng thành phân môn SXTK có thật sự hợp lý bởi môn này học ở mức cơ bản thì dễ, nhưng chỉ cần hơi sâu 1 tý thì rất phức tạp. Hồi mình đi học, thì lên Đại học mới học môn SXTK, còn hiện nay các cháu Tiểu học đã được làm quen với các số liệu thống kê đơn giản. Như vậy, chương trình SXTK mới này, sợ rằng phần lớp 6 sẽ quá dễ, hs không muốn học, còn phần lớp 9 thì lại quá phức tạp với hs.

Phần hình học, không rõ tham khảo ở đâu mà các tác giả sáng tác thêm phần Hình học trực quan (search Google cả tiếng Việt, tiếng Anh đều chưa thấy khái niệm này trong Toán học). Xét về tên gọi, trực quan là những gì có thể nhìn trực tiếp, thì tất cả phần hình học cấp 2 như hình học phẳng và hình học không gian sẽ đều là trực quan hết (điểm, đường thẳng, tia, góc,… đều có thể nhìn bằng mắt thường). Hình học không trực quan thì không biểu diễn bằng hình để nhìn được, chẳng hạn như Hình học giải tích, Hình học siêu phẳng (có rất nhiều chiều), Hình học Fractal (có số chiều không nguyên), v.v... Nhìn nội dung phần Hình học trực quan trong chương trình mới, có vẻ theo các tác giả hiểu đó là khái niệm về các hình lồi thì đúng hơn.

Đẻ thêm phần hình học trực quan (đặt trước HH phẳng), thành ra việc sắp xếp kiến thức cũng buồn cười, ví dụ phải học về hình lăng trụ rồi mới học đa giác, học về hình cầu rồi mới học về hình tròn. Và cũng không biết có phải mục đích kết nối không, chứ có vẻ nhiều kiến thức bị sắp xếp lung tung, chẳng hạn lớp 6 học về khái niệm tia và góc, nhưng lên lớp 7 lại có bài về tia phân giác (nhét ở phần Góc đặc biệt). Hoặc lớp 7 học về tam giác thì tự nhiên lớp 8 lại chơ vơ bài Định lý Py-ta-go???

gi_500

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Về Lịch sử Địa lý Tiểu học, chương trình hiện hành vẫn phân ra phần địa lý riêng, lịch sử riêng (có lẽ việc chung sách chỉ là để học sinh đỡ phải mang nặng cặp), tuy nhiên chương trình mới trộn hai môn này với nhau. Không biết thế giới đã có nước nào trộn thế này chưa, bởi thực ra đó là 2 môn học hoàn toàn độc lập, một cái là không gian, 1 cái là thời gian, trộn như vậy sẽ tạo thành một ma trận vô cùng phức tạp mà có lẽ trình độ GS.TS cũng chưa chắc nắm được, đừng nói GV và HS tiểu học. Còn nếu cứ cố dạy sẽ chỉ là mớ hổ lốn chẳng ra địa lý cũng chẳng ra lịch sử.

Ví dụ như chương trình lịch sử mới (mục Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam) có vẻ như chỉ là bản cắt xén lỗ chỗ từ một cuốn sách sử, khi nó chỉ nói về các triều đại có nhiều trang nhất, bỏ qua những sự kiện và những nhân vật lịch sử cực kỳ quan trọng. Ví dụ, bỏ qua thời kỳ Hùng Vương, An Dương Vương và nhà Triệu, mà bắt đầu ngay từ thời kỳ Bắc thuộc (chẳng lẽ VN lại khởi đầu là một thuộc địa của TQ, còn Văn Lang, Âu Lạc chỉ là những quốc gia đã từng tồn tại trên lãnh thổ giống như Phù Nam hay Chân Lạp). Cũng không hề nhắc đến triều Đinh, dù là ngắn ngủi nhưng đó là triều đại phong kiến độc lập chủ quyền đầu tiên. Cũng không hề nhắc đến giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, giai đoạn cực kỳ quan trọng khi các chúa Trịnh phát triển đất nước, còn các chúa Nguyễn mở mang bờ cõi để có nước VN như ngày nay. Và thiên tài quân sự bậc nhất, vị tướng bách chiến bách thắng duy nhất của VN, người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ cũng hoàn toàn bị lãng quên.

Ngay cả cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và hai cuộc kháng chiến thần thánh cũng chỉ được nhắc đến bằng cuộc CMT8 và hai chiến dịch ĐBP và chiến dịch HCM, thật khó hiểu??? Bởi lẽ để có những chiến thắng đó luôn phải là một quá trình. CMT8 phải bắt nguồn từ phong trào duy tân của các nhân sĩ trí thức tiến bộ, quá trình hoạt động của NAQ, sự ra đời ĐCSVN, sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, v.v… Kháng chiến chống Pháp không thể thiếu giai đoạn toàn quốc kháng chiến, chiến khu Việt Bắc, chiến dịch biên giới,… hoặc kháng chiến chống Mỹ chẳng lẽ lại bỏ qua Tổng tiến công Mậu thân và chiến thắng ĐBP trên không???

Bỏ qua Đinh Bộ Lĩnh, Trịnh - Nguyễn, Quang Trung nhưng vẫn thấy xuất hiện những nhân vật rất phụ hoặc thường chỉ xuất hiện trong văn học như Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Hiền, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Chích, Kim Đồng, Tô Vĩnh Diện, Trần Can,…

Theo đánh giá cá nhân, chương trình Lịch sử Tiểu học hiện tại là rất hay bởi toàn bộ LSVN được mô tả bằng chuỗi các câu chuyện rất dễ học với HS tiểu học (ví dụ Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước, Cuộc phản công ở Kinh Thành Huế,…). Tuy chỉ là các câu chuyện, nhưng đều dựa trên các sự kiện quan trọng, hoặc có ý nghĩa lịch sử, hoặc đại diện cho những trào lưu xã hội, nên dù không nhiều con số nhưng nó vẫn thể hiện rõ nét chiều dài và sự phát triển của lịch sử.

Cho nên, thay đổi SGK cái gì đã tốt thì cứ nên giữ lại và cải tiến, chứ cái gì cũng cứ đập đi làm lại biết bao giờ mới tiến bộ (chưa nói càng ngày càng kém). Cũng đừng nên nghe theo giới truyền thông cũng như bọn ngu đần phản động chúng nó suốt ngày kêu gào rằng GD tệ này tệ nọ (đúng là có cái tệ nhưng không phải tất cả).

Nguồn facebooker: Dinh Hai Minh


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 10:11 02/01/2019
Số lượt xem: 2459
Số lượt thích: 0 người
 
Gửi ý kiến