Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Nâng lương cho giáo viên là cách đầu tư trực tiếp tốt nhất cho giáo dục

Việc Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất: “Lương giáo viên được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều nhà giáo và những người tâm huyết với ngành giáo dục.

Đồng tình với quan điểm này, ngày 15/1, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng: “Chế độ tiền lương cho giáo viên không nên thua kém so với những ngành nghề như công an, quân đội và khi sinh viên ra trường phải được phân công bố trí việc làm”.

Giải thích tại sao phải trả lương giáo viên cao, theo ông Hoàng Văn Cường thì cách tính lương giáo viên trước hết là đảm bảo bù đắp các chi phí về lao động.

Nhưng chi phí lao động của người giáo viên là lao động chất xám mà không phải ai cũng có thể đạt được ngay cả khả năng làm việc, cũng như thời gian tích lũy kiến thức, kỹ năng làm việc dạy học không phải dễ dàng.

Vì thế, theo vị đại biểu Quốc hội này thì chi phí tiền lương cho giáo viên phải tính đến đặc thù trước hết là chi phí lao động chất xám. Điều này phải được ưu đãi hơn, chi phí nhiều hơn và được đánh giá ở mức cao hơn so với các khu vực lao động khác.

Cụ thể, người thầy không chỉ dành thời gian các giờ lên lớp hay làm việc theo giờ hành chính như lao động khác mà người làm nghề giáo cần thiết phải dành toàn tâm, toàn ý cho công việc chuyên môn.

Thầy giáo phải thực sự giữ mình, giữ gìn chuẩn mực trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp, trong sinh hoạt ở trường, cơ quan hay ngoài xã hội để thể hiện tố chất, đặc trưng nhất của nhà giáo.

Với những yêu cầu cao như vậy, theo ông Hoàng Văn Cường, đối với người làm nhà giáo cần có một chế độ đãi ngộ tốt để luôn luôn giữ đúng vai trò của người thầy không chỉ đối với học sinh mà đối với cả trong sinh hoạt cộng đồng và xã hội.

Không chỉ vậy, theo vị đại biểu Quốc hội của đoàn Hà Nội thì nghề giáo cũng đòi hỏi người thầy sự đóng góp, hy sinh cho bản thân người học.

Họ phải toàn tâm, toàn ý vào dạy học nên không thể sống và kiếm tiền bằng việc làm thêm những việc không đúng với lĩnh vực chuyên môn.  

Như vậy để đảm bảo tập trung cho nghề dạy học thì phải để các thầy cô toàn tâm toàn ý. Muốn như vậy thì phải có chế độ đãi ngộ bằng tiền lương cao.

Ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: “Đối với chế độ lương cho các giáo viên cần một chế độ thỏa đáng để đúng với vị thế một nghề mà xã hội tôn vinh là cao quý.

Chế độ lương tốt để các thầy cô toàn tâm toàn ý hết lòng vì sự nghiệp giáo dục”.

Cũng theo vị này: “Đầu tư cho giáo dục không phải đầu tư cho ngày hôm nay mà đầu tư cho tương lai. Trong đầu tư cho ngày hôm nay thì đầu tư cho người thầy - bộ máy cái là đầu tư trực tiếp nhất cho giáo dục.

Rõ ràng không thể xem nhẹ, hay chế độ lại thấp so với các lĩnh vực khác”.

Ông Hoàng Văn Cường khẳng định: “Nếu thực sự có chế độ tiền lương thỏa đáng cho giáo viên thì sẽ tác động lớn mang tính mấu chốt của ngành Giáo dục”.

Phân tích thêm về nhận định của mình, ông Cường cho biết: “Muốn có chất lượng cao, giáo dục tốt, tăng động lực cho người học thì phần lớn phụ thuộc vào vai trò của thầy.

Người thầy lên lớp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà phải biết khơi dậy khả năng, năng lực của người học.

Để lôi cuốn người học, kéo học sinh hướng về kiến thức, chuyên môn và các vấn đề môn học thì tất cả đều phụ thuộc vào người thầy.

Do đó, người thầy không phải là lao động giản đơn, không phải là người lao động trí thức thông thường mà người thầy còn cần năng khiếu thực thụ đó là lao động nghệ thuật”.

Cũng theo vị này, lao động trong một ngành nghề đòi hỏi cao như vậy cần phải người có năng lực, trình độ, khả năng rất tốt.

Muốn có người thầy đáp ứng tiêu chuẩn cao thì công tác tuyển sinh đầu vào sư phạm phải lựa chọn được người giỏi, người tâm huyết với nghề hội đủ cả yếu tố như tố chất khoa học, tố chất truyền thụ kiến thức và tố chất về sư phạm.

Do đó, chỉ có chế độ đãi ngộ với ngành sư phạm tốt như tiền lương thỏa đáng, người học khi ra được bố trí công ăn việc làm thì sẽ thu hút được người đáp ứng tiêu chuẩn.

“Chúng ta nhìn thấy sức hút của ngành công an, quân đội trong tuyển sinh đầu vào các trường này luôn rất cao.

Tôi cho rằng, sự ham mê nghề nghiệp là một phần nhưng có lẽ sức hút từ chế độ tiền lương, môi trường công việc, bố trí công ăn việc làm cho những người học sau khi ra trường khiến nhiều học sinh cố gắng thi vào hai ngành này” – ông Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Cuối cùng đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị: “Để tạo sức hút đối với sinh viên sư phạm rất cần thiết phải thay đổi hai vấn đề đó là chế độ tiền lương cho giáo viên phải không nên thua kém so với những ngành nghề như công an, quân đội.

Và có được chế độ phân công việc làm đương nhiên ra trường được bố trí việc làm về giảng dạy. Nếu làm được như vậy, chắc chắn sẽ có những sinh viên đam mê nhất với nghề giáo và khi đó chúng ta sẽ có đội ngũ giáo viên tốt.

Những giáo viên tốt là cốt lõi quyết định chất lượng giáo dục”.

Nguồn giaoduc.net.vn


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 15:57 18/01/2019
Số lượt xem: 1829
Số lượt thích: 2 người (Trần Thị Loan, Trương Khắc Lộc)
 
Gửi ý kiến