Tin tức cộng đồng

5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
Xem tiếp

Tin tức thư viện

Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
Xem tiếp

Hỗ trợ kĩ thuật

Liên hệ quảng cáo

  • (024) 66 745 632
  • 096 181 2005
  • contact@bachkim.vn

Tìm kiếm Tài nguyên trên violet.vn

Gốc > Tin tức cộng đồng >

Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức, nhưng theo các đại biểu Quốc hội, quan trọng nhất là sau này Bộ trưởng sẽ làm gì, như thế nào để giữ lời hứa: “Không để công chức, viên chức phải khổ vì chứng chỉ”.

1-4_opt_500

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khi trả lời chất vấn trước Quốc hội đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức.Ảnh: HẢI NGUYỄN

Địa phương cần dừng ngay việc đòi hỏi các chứng chỉ

Quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ... đang là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức, song các chứng chỉ này không đi vào thực chất. Là người trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề văn bằng, chứng chỉ, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Đoàn Hưng Yên) cho rằng, vấn đề văn bằng chứng chỉ đã tồn tại từ lâu, gây bức xúc cho cả cán bộ, công chức, viên chức và văn bằng chứng chỉ mang tính hình thức. “Thời gian tới, tôi sẽ theo dõi bộ trưởng giữ lời hứa của mình như thế nào, ban hành những nghị định, thông tư, hướng dẫn về vấn đề này như thế nào để đội ngũ công chức, viên chức không phải khổ vì chứng chỉ”- bà Phúc cho biết.

Còn ĐBQH Thái Trường Giang (Đoàn Cà Mau), đánh giá Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, đặc biệt là cam kết sửa quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên ông còn một số băn khoăn. “Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói rằng sẽ sửa quy định về văn bằng, chứng chỉ vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Tôi cho rằng đợi đến lúc đó là muộn, sẽ còn nhiều người khổ vì những “giấy phép con” này. Từ giờ đến khi luật có hiệu lực, sẽ phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện và bao giờ cũng có độ trễ khi thực hiện, trong khi cử tri đang bức xúc về vấn đề chứng chỉ gây phiền hà, tốn kém. Với trách nhiệm của mình, tôi đề nghị Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân tham vấn để Chính phủ có ngay văn bản đề nghị các địa phương dừng việc đòi hỏi các chứng chỉ, bằng cấp. Nếu không làm như vậy thì tình trạng bằng giả, chứng chỉ giả, mua bán, gian lận chứng chỉ vẫn tái diễn”- ông Giang nhấn mạnh.

Khắc phục triệt để tình trạng gian lận cấp chứng chỉ

Theo ĐBQH Thái Trường Giang, vấn đề gian lận thi cử trong bằng cấp, chứng chỉ đang diễn ra ở nhiều nơi, báo chí và dư luận xã hội cũng lên án và phanh phui nhiều vụ việc của các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Ông đã đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng gian lận thi cử, cấp chứng chỉ.

“Tôi theo dõi Báo Lao Động thấy thời gian qua có nhiều loạt bài phản ánh tình trạng gian lận chứng chỉ phục vụ cho thăng hạng, nâng ngạch của công chức, viên chức. Bộ GDĐT dừng cấp phép thi chứng chỉ ở cơ sở này thì gian lận lại xảy ra ở cơ sở khác. Bộ GDĐT cần có giải pháp tổng thể ngăn chặn tình trạng này. Hiện nay thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm của hiệu trưởng, hội đồng trường phải được nâng cao, phải bị xử lý nếu để xảy ra việc gian lận. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT phải tăng cường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chứ không thể thả nổi cho các trường muốn làm gì thì làm”- ông Giang nêu quan điểm.

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) thì cho rằng, trước tiên Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT cần ngồi lại để có giải pháp đồng bộ. Vì có cầu thì có cung. Do nhu cầu về chứng chỉ để đáp ứng các tiêu chuẩn về bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng quá lớn, trong khi quy định thì rập khuôn, yêu cầu ai cũng phải có nên mới xảy ra việc “bất chấp gian lận” để có đủ chứng chỉ.

Bà Hiền cho rằng, không phải vị trí việc làm nào cũng nặng về chứng chỉ, bằng cấp, mà phải đặt trong bối cảnh, đặc thù kinh tế xã hội của từng địa phương, vùng miền để có quy định phù hợp. Đặc biệt với đối tượng giáo viên - chiếm số lượng lớn trong lực lượng viên chức của cả nước - cần có những đặc thù. Để được xét thăng hạng, thầy cô phải đáp ứng nhiều điều kiện, như đảm bảo về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp, được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục, phải có chuyên môn tốt, có đạo đức nghề nghiệp và có đủ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chức danh nghề nghiệp. Theo bà Hiền, quy định về các loại chứng chỉ với giáo viên là không cần thiết, cần phải bỏ “những giấy phép con” này.

Nguồn: https://laodong.vn/thoi-su/khong-de-cong-chuc-vien-chuc-phai-kho-vi-chung-chi-765300.ldo


Nhắn tin cho tác giả
Hỗ Trợ Thư Viện Violet @ 09:24 13/11/2019
Số lượt xem: 3125
Số lượt thích: 1 người (Nguyễn Văn Dũng)
 
Gửi ý kiến